Tiếng hú, rít trong dàn âm thanh hội trường không chỉ khiến người nghe khó chịu mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hư hỏng loa karaoke. Có rất nhiều cách để khắc phục hiện tượng này. Dưới đây, Sóng Nhạc giới thiệu đến bạn những bí quyết hiệu quả nhất, ngăn chặn tiếng hú kịp thời, bảo vệ loa và cho chất lượng âm thanh hay hơn.
Lựa chọn và bố trí micro và loa hợp lý
Đối với dàn âm thanh hội trường, sân khấu, bạn nên dùng micro chuyên nghiệp và loa có tính định hướng để thu âm thanh từ phía nguồn âm. Micro có tính định hướng tốt sẽ có lợi cho việc nâng cao độ khuếch đại của micro trong sân khấu. Loa có tính định hướng cũng giảm âm hồi nguồn cho micro tới mức nhỏ nhất.
Khi bố trí các thiết bị trong bộ dàn, bạn hãy chú ý đến khoảng cách giữa loa và micro. Hãy tính toán trước vị trí của loa so với người sử dụng micro để hạn chế tối đa âm thanh hồi nguồn. Đặc biệt, đầu micro không nên hướng về phía loa, để tối ưu việc thu tiếng ca, tránh lẫn lộn với tiếng nhạc phát ra từ loa, gây nên tình trạng nhiễu âm, phát sinh tiếng hú, rít.
Bạn không nên đặt micro quá xa so với người nói, để có thể thu đủ âm thanh, không chỉ giúp giảm tiếng hú mà còn mang lại âm thanh đầy đặn, vang vọng cho sân khấu. Và đây cũng là cách để giảm bớt nhiễu âm do micro gây ra.
Một điều cần lưu ý nữa là nên hạn chế tối đa số lượng micro sử dụng cùng lúc. Trong nhiều trường hợp diễn ra sự kiện, bạn phải sử dụng cùng lúc 5 đến 10 micro, hãy giảm bớt âm lượng của các micro này để tránh gây ra những tiếng hú do trùng tần số. Và bạn nên tắt bớt các micro khi đã sử dụng xong để đảm bảo dàn âm thanh sân khấu vận hành ổn định nhất.
Tăng/giảm âm lượng đột ngột
Khi bạn muốn tăng hay giảm âm lượng của dàn âm thanh hội trường, bạn nên điều chỉnh một cách chậm rãi. Không nên tăng đột ngột một nguồn âm, bởi mỗi thiết bị đều có một giới hạn, nếu vượt quá những giới hạn này sẽ gây ra những tiếng hú không như ý muốn.
Thiết bị khuếch đại âm thanh thiếu công suất
Việc thiết bị khuếch đại như amply, power amplifier thiếu công suất sẽ khiến loa hoạt động với âm lượng khuếch đại không đủ mạnh mẽ cũng làm phát sinh các tiếng hú. Chính vì thế, khi phối ghép thiết bị, bạn nên lưu ý đến các thông số kỹ thuật của loa và power amplifier như công suất, độ nhạy, trở kháng để bộ dàn hoạt động một cách hiệu quả, tránh tình trạng hú, rít.
Bạn cũng có thể sử dụng những thiết bị hỗ trợ việc khuếch đại tín hiệu âm thanh như là: bộ dịch chuyển tần số, bộ điều chỉnh pha,… sẽ hỗ trợ cho quá trình khuếch đại tín hiệu âm thanh một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng amply cung cấp công suất không đủ cho loa.
Cân chỉnh thiết bị âm thanh không hợp lý
Ngoài ra, những tiếng hú này còn được gây ra do thao tác điều chỉnh các thiết bị âm thanh không hợp lý. Để một dàn karaoke cho chất lượng âm thanh hoàn hảo, amply đóng vai trò rất quan trọng. Bạn phải điều chỉnh amply sao cho phù hợp nhất. Nếu chỉnh amply không đúng cách sẽ khiến micro phát ra những tiếng rú rít. Vì thế khi mua amply bạn nên chọn những dòng amply có khả năng loại bỏ tiếng hú như: amply JARGUAR PA-700A, GUINNESS SPA-680D
Nếu đã áp dụng những biện pháp khắc phục trên và tình trạng hú vẫn xảy ra, bạn cũng có thể sử dụng các mixer kỹ thuật số giúp dễ dàng kiểm soát được tần số âm thanh và hạn chế được những tần số gây hú không mong muốn này. Trên thị trường hiện nay, những mixer kỹ thuật số chất lượng có thể kể đến như: GUINNESS Z1000, PROLAB DSP-3303, GUINNESS DSP-3202…
Trên đây là tổng hợp những mẹo nhỏ giúp khắc phục tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường. Hy vọng trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới bổ ích để tùy chỉnh thật tốt cho dàn âm thanh của mình
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP ÂM THANH HỮU THIÊN